cach-tao-blog

Cách tạo blog kiếm tiền ngon bổ rẻ cho tấm chiếu mới

April 07, 202225 min read

Sau sinh, để có thể ở bên con những năm tháng đầu đời nên mình đã chọn kinh doanh online. Tuy nhiên, hành trình ấy không hề đơn giản chút nào. Thời gian đầu mình chỉ làm trên Facebook, có một số vấn đề như bài bị trôi, số lượng người theo dõi tăng chậm và thi thoảng bị bóp tương tác. Vì vậy, mình quyết định có thêm một chiếc blog để quản lý bài viết tốt hơn, tiếp cận được nhiều người hơn và không bị bóp tương tác.

Từ việc tự mày mò trên mạng cho tiết kiệm, đến việc đầu tư nghiêm túc vào một khoá học, trải qua bao nhiêu thử thách và nỗ lực vượt qua, blog "Làm mẹ tự do" cuối cùng cũng ra đời và nhanh chóng thu hút hàng nghìn độc giả. Blog không chỉ giúp mình quản lý nội dung hiệu quả mà còn mở ra nhiều cơ hội thu nhập mới.

Nếu bạn đang tìm kiếm cách tạo blog để quản lý công việc và kiếm thêm thu nhập, mình rất vui được chia sẻ hành trình và kinh nghiệm của mình với bạn.

Bước 1: Khởi động

Nếu bạn chưa nắm được cụ thể blog là gì, những khái niệm cần biết khi mới tìm hiểu blog thì trước tiên hãy đọc bài viết này.

Xác định mục tiêu

Để bắt đầu hành trình viết blog kiếm tiền, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định rõ mục tiêu. Bạn muốn blog của mình phục vụ mục đích gì?

Một số người bắt đầu blog vì muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; số khác lại muốn dùng blog để tạo thu nhập. Mục tiêu sẽ quyết định rất nhiều đến cách bạn xây dựng và phát triển blog.

xac-dinh-muc-tieu

Việc đầu tiên bạn cần làm là xác định rõ mục tiêu

Ví dụ, nếu bạn muốn tạo thu nhập, hãy nghĩ đến những nguồn doanh thu như quảng cáo, tiếp thị liên kết (affiliate marketing), hoặc bán sản phẩm/dịch vụ riêng. Nếu mục tiêu của bạn là chia sẻ kiến thức và kết nối với cộng đồng, thì các bài viết của bạn cần tập trung vào việc mang lại giá trị hữu ích cho độc giả.

Mục tiêu dài hạn chính là "kim chỉ nam" để bạn luôn đi đúng hướng và tránh lạc vào những con đường không đem lại kết quả mong đợi.

Tìm ngách

Ngách (niche) là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của blog. Ngách có thể hiểu đơn giản là chủ đề hoặc lĩnh vực mà bạn sẽ tập trung khai thác. Để chọn ngách phù hợp, bạn cần xem xét kỹ hai yếu tố: đam mê và tiềm năng phát triển.

  • Đam mê: Viết về một chủ đề mà bạn đam mê sẽ giúp bạn duy trì động lực, đặc biệt là trong giai đoạn khởi đầu khó khăn. Bạn sẽ thấy việc tạo nội dung trở nên tự nhiên và dễ dàng hơn nếu đó là lĩnh vực mà bạn yêu thích và hiểu rõ.

  • Tiềm năng phát triển: Một ngách có tiềm năng phát triển phải đáp ứng ba điều kiện: có người quan tâm, có thể kiếm tiền, và không quá cạnh tranh.

    Hãy nghiên cứu thị trường và xem xét liệu có những blog tương tự đang thành công trong lĩnh vực bạn chọn không. Điều này chứng tỏ thị trường đang có nhu cầu và bạn có thể tìm được cơ hội riêng cho mình.

tim-ngach

Ngách là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của blog

Hãy thử thực hiện một vài bài tập để “niche down,” tức là thu hẹp ngách của mình để không bị quá chung chung, giúp bạn dễ thu hút và duy trì độc giả hơn. Ví dụ: thay vì chỉ viết về "du lịch," bạn có thể chọn ngách cụ thể hơn như "du lịch cùng trẻ nhỏ" hoặc "du lịch giá rẻ cho gia đình."

Đặt tên cho blog

Tên blog là yếu tố quan trọng tạo dấu ấn đầu tiên cho độc giả. Một cái tên dễ nhớ, ngắn gọn và phản ánh đúng nội dung blog sẽ giúp bạn thu hút người đọc.

  • Ngắn gọn và dễ nhớ: Một tên blog lý tưởng nên ngắn, dễ phát âm và không gây nhầm lẫn khi gõ vào trình duyệt.

  • Phản ánh nội dung: Tên blog nên mô tả rõ ràng về chủ đề chính mà bạn sẽ viết. Điều này giúp độc giả hình dung ngay từ đầu về giá trị mà họ sẽ nhận được khi ghé thăm blog của bạn.

  • Không chứa từ ngữ gây hiểu lầm: Hãy kiểm tra kỹ để tránh những từ dễ gây nhầm lẫn hoặc có ý nghĩa tiêu cực khi viết liền nhau.

Nếu bạn gặp khó khăn khi nghĩ ra tên, có thể kết hợp các từ liên quan đến chủ đề và thêm các từ ngữ mang tính mô tả. Bạn cũng nên kiểm tra xem tên miền tương ứng có khả dụng hay không, vì một tên miền phù hợp sẽ giúp tăng khả năng tìm kiếm và nhận diện blog của bạn trên Internet.

dat-ten-cho-blog

Tên cần dễ nhớ, ngắn gọn và phản ánh đúng nội dung blog

Bước 2: Bắt đầu blog

Trước khi đi vào phần này, mình muốn nói qua một chút về các yếu tố cấu thành nên một blog. Nếu coi blog như một ngôi nhà thì bạn cần biết muốn xây nên ngôi nhà hoàn chỉnh thì mình cần những thứ gì đúng không nào. Về cơ bản, cần có:

  1. Source code (Mã nguồn) – phần mềm blog do các lập trình viên thiết kế xây dựng. Phần này giống như bản thiết kế, vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội ngoại thất cơ bản của ngôi nhà vậy. Ví dụ: Wordpress, Wix,...

  2. Hosting (Nơi lưu trữ blog) – dùng để lưu trữ mã nguồn. Thành phần này tương tự như mảnh đất để bạn có thể xây dựng ngôi nhà.

  3. Domain (Tên miền) – địa chỉ blog để các máy tính ở các nơi khác nhau trỏ tới khi muốn truy cập vào blog. Tên miền có vai trò giống như địa chỉ ngôi nhà, dựa vào đó thì người khác mới có thể tìm tới thăm nhà của bạn được. Bạn nên mua tên miền cùng chỗ với hosting để dễ làm.

  4. Theme – giao diện blog, cái mà người dùng nhìn thấy: giống như là phần hoàn thiện của ngôi nhà, trang trí, ngăn phòng cho đẹp đẽ.

  5. Plugin – chức năng blog: giống như là trang thiết bị nội ngoại thất bạn mua thêm cho nhà.

Đăng ký hosting

Hosting là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu của blog, bao gồm các bài viết, hình ảnh, và mã nguồn. Để blog của bạn luôn online 24/7 và có thể truy cập từ mọi nơi trên thế giới, bạn cần chọn một nhà cung cấp hosting đáng tin cậy. Khi mới bắt đầu, bạn nên chọn những gói hosting nhỏ, giá cả phải chăng nhưng vẫn đảm bảo được tốc độ và độ bảo mật.

Một trong những nhà cung cấp hosting tốt hiện nay là Cloudways với những lợi ích như:

  • Miễn phí dùng thử 3 ngày TẠI ĐÂY.

  • Thanh toán hàng tháng thay vì trả trước cả năm.

  • Sao lưu tự động và chứng chỉ SSL miễn phí.

  • Hỗ trợ 24/7, giúp bạn khắc phục nhanh chóng mọi sự cố kỹ thuật.

Hãy đăng ký hosting phù hợp với ngân sách của bạn nhưng vẫn đảm bảo blog hoạt động ổn định và nhanh chóng.

hosting-cloudways

Cloudways là một trong những nhà cung cấp hosting tốt hiện nay

Kinh nghiệm thực tế của mình:

Một số tiêu chí để mình chọn dịch vụ lưu trữ blog:

  • Ổn định: Đảm bảo thời gian hoạt động cao và có tính năng dự phòng.

  • Bảo mật: Yêu cầu chứng chỉ SSL, bảo vệ máy chủ và cập nhật bảo mật thường xuyên.

  • Tốc độ: Có cơ sở hạ tầng mạnh mẽ, băng thông rộng và hỗ trợ CDN.

  • Hỗ trợ: Dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 qua nhiều kênh.

  • Giá cả: Các gói dịch vụ đáp ứng nhu cầu với mức giá phù hợp.

Qua tìm hiểu và được giới thiệu, mình đã chọn hosting Armada cho blog Lammetudo trong những năm đầu tiên, bởi nó đáp ứng được hết các yếu tố trên. Đặc biệt là hỗ trợ kỹ thuật cực kỳ tốt. Trong quá trình làm blog mình bị một số sự cố loay hoay mãi không biết giải quyết thế nào nhưng lúc nào chat hỏi cũng được giải quyết ngay lập tức bất kể đêm ngày.

Ngoài ra, giá rẻ, khuyến mãi liên tục, nhưng lớn nhất vẫn là đợt Black Friday. Đợt mình mua được giảm 80%, chỉ mất $129 cho 3 năm, tính ra khoảng 989k/năm, bao gồm cả tên miền miễn phí năm đầu.

Nhưng sau 3 năm thì giá tăng "hú hồn". Được cái 3 năm đầu thì giá rẻ, ngang giá hosting trong nước nên nếu bạn muốn thuê hosting nước ngoài thì bạn vẫn có thể cân nhắc thuê hosting này sau đó chuyển sang hosting khác.

Hosting nước ngoài thì bạn có thể tham khảo chuyển sang hosting Cloudways, đây là một hosting có tốc độ nhanh, đáng tin cậy, có khả năng mở rộng, không giới hạn số lượng website và đặc biệt cho phép thanh toán hàng tháng thay vì năm với nhiều gói linh hoạt, bạn có thể dùng thử miễn phí trong 3 ngày TẠI ĐÂY.

Hosting trong nước thì mình đề xuất Azdigi, được đánh giá là hosting số 1 tại Việt Nam, bạn có thể dùng thử miễn phí TẠI ĐÂY.

Trong phạm vi bài viết này thì mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước để đăng ký hosting Armada:

  1. Đầu tiên, bạn vào trang chủ của hosting Armada, kéo xuống chọn ô Shared & WordPress.

    Đây là dịch vụ lưu trữ web chia sẻ. blog của bạn sẽ được lưu trữ trên một máy chủ nơi mà không gian của nó được chia sẻ cho rất nhiều trang web khác. Khi mới bắt đầu bạn chỉ cần dịch vụ này do chưa nhận được nhiều lượng truy cập. Dịch vụ này giá thành cũng sẽ rẻ nhất nữa.

    shared-hosting-armada
  2. Tiếp đó, bạn chọn gói.

    Lời khuyên cho bạn là nên mua 2 năm trở lên, vì giá sau khi gia hạn hosting thì cao gấp 5-6 lần. Và, bạn nên mua gói không giới hạn tên miền (unlimited domain), nghĩa là bạn có thể mua 1 hosting mà làm được nhiều blog. Mình chọn gói 3 năm (Triennially), dung lượng lưu trữ và tốc độ nhanh nhất (Speed Reaper).

    speed-reaper-armada
  3. Sau khi chọn xong sẽ đến phần điền tên miền.

    Bạn phải kiểm tra xem tên miền mình muốn đã được sử dụng chưa. Nếu chọn gói 1 năm trở lên thì bạn sẽ được miễn phí tên miền 1 năm. Xong thì bạn chọn Continue để tiếp tục.

    check-ten-mien
  4. Tiếp theo là phần Product configuration.

    • Choose billing cycle: bạn chọn thanh gói bao nhiêu năm thì ở đây sẽ hiện sẵn.

    • Choose data center: nếu đối tượng ở Việt Nam thì chọn trung tâm dữ liệu ở Asia, Singapore

    • Select Addon Boosters: phần này sẽ không cần chọn gì cả.

    product-configuration

    Xong thì kích vào Preview Order để kiểm tra lại đơn hàng, nếu đúng hết rồi thì chọn Continue để tiếp tục, rồi Checkout để thanh toán.

  5. Phần Checkout (Thanh toán)

    Bạn điền các thông tin cá nhân, địa chỉ. Chọn hình thức thanh toán: thẻ VISA hoặc Paypal. Đừng nhờ người khác hay dùng thẻ người khác mua giùm vì rất rắc rối việc bên hosting từ chối giao dịch. Làm thẻ siêu nhanh có liền nên bạn tốt nhất nên làm thẻ.

    Bạn có thể cân nhắc 2 loại thẻ sau dùng rất tốt:

    Sau khi có thẻ rồi thì bạn chọn Complete Order để hiện ra trang điền thông tin số thẻ, tháng phát hành và tên chủ thẻ. Đoạn này hoàn thành xong là tiền trong thẻ của bạn tự động trừ đi.

    checkout

Đăng ký tên miền

Tên miền là địa chỉ trang web của bạn trên Internet (ví dụ: lammetudo.com). Đây là cách mà độc giả sẽ tìm đến blog của bạn. Hãy đảm bảo tên miền:

  • Ngắn gọn, dễ nhớ, và không gây nhầm lẫn.

  • Có liên quan đến tên blog hoặc chủ đề mà bạn viết.

Bạn có thể đăng ký tên miền từ các nhà cung cấp uy tín như Google Domains, hoặc từ nhà cung cấp hosting nếu họ có gói bao gồm cả tên miền. Nếu chưa sẵn sàng chọn tên miền, bạn có thể sử dụng tên miền tạm thời và thay đổi sau khi blog đã hoàn thiện hơn.

Kinh nghiệm thực tế của mình:

Khi mình mua hosting từ Armada, mình đã nhận được khuyến mãi miễn phí tên miền 1 năm, và việc này giúp tiết kiệm chi phí ban đầu rất nhiều.

Tuy nhiên, bạn cần kiểm tra email để xác nhận tên miền trong vòng 15 ngày sau khi mua, tránh gặp sự cố như mình từng quên và phải nhờ hỗ trợ kỹ thuật để kích hoạt lại.

dang-ky-ten-mien

Tên miền là địa chỉ trang web của bạn trên Internet

Chọn giao diện

Giao diện quyết định đến cách blog của bạn hiển thị với người đọc. Để bắt đầu, bạn nên chọn một giao diện thân thiện, dễ nhìn và có thể dễ dàng tùy chỉnh. Nhiều giao diện miễn phí trên WordPress rất tốt, ví dụ như Kadence, một giao diện nhẹ, nhanh và dễ sử dụng cho người mới.

Bạn có thể cài đặt giao diện bằng cách vào Appearance > Themes trong bảng điều khiển của WordPress, sau đó tìm kiếm và kích hoạt giao diện mong muốn.

Khi đã hoàn thành việc chọn giao diện, hãy tập trung vào việc viết nội dung trước khi dành quá nhiều thời gian để tùy chỉnh blog. Nội dung chất lượng là yếu tố quyết định cho sự thành công ban đầu của blog.

Kinh nghiệm thực tế của mình:

Ban đầu blog Lammetufo lại không sử dụng giao diện miễn phí mà lại sử dụng giao diện có phí là theme Soledad từ Themeforest.

Cá nhân mình thấy đây là theme có nhiều giao diện cho đủ tất cả các ngành, theme đẹp và có nhiều tính năng hỗ trợ tốt nhưng hơi khó tùy chỉnh, cần hiểu biết một chút về công nghệ. Khi mua vào đợt Black Friday, theme được giảm giá 80%, chỉ còn $29 dùng trọn đời, tương đương với 667k VND.

Bạn cũng có thể bắt đầu với một theme miễn phí sau đó nâng cấp nếu cần, mình đề xuất theme free Kadence, vừa nhanh, vừa nhẹ lại tùy chỉnh linh hoạt.

Trong phạm vi bài viết này, mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước để mua và cài đặt theme Soledad từ Themeforest:

  1. Trước tiên, phải cài đặt Wordpress trên hosting

    Đầu tiên bạn đăng nhập vào hosting Armada, ở cột bên trái chọn My Services, sau đó kích vào biểu tượng Control Panel.

    control-panel

    Kéo xuống phần Software, rồi chọn Wordpress Manager by Softaculous.

    softaculous

    Chọn Install để cài đặt.

    install-wordpress

    Tiếp đó bạn sẽ điền các thông tin tên website, mô tả website, mail của quản trị viên, mật khẩu (nhớ xóa đuôi wp ở URL nhé).

  2. Tiếp theo, đăng nhập vào blog mới

    Sau khi cài đặt WordPress xong, bạn cần đăng nhập vào trang quản trị của blog để tiến hành thiết lập và quản lý nội dung. Để đăng nhập vào trang quản trị, bạn cần truy cập vào địa chỉ yourdomain.com/wp-admin trên trình duyệt web của bạn.

    Tại đây, bạn sẽ được yêu cầu nhập thông tin tài khoản quản trị mà bạn đã đăng ký trước đó khi cài đặt WordPress. Sau khi nhập thông tin tài khoản đăng nhập chính xác, bạn sẽ được chuyển đến trang quản trị của blog.

    Tại trang quản trị, bạn sẽ thấy giao diện điều khiển của WordPress với các tính năng và công cụ quản lý nội dung của blog. Bạn có thể tùy chỉnh cài đặt và thiết lập trang web của mình từ đây.

    dang-nhap-vao-blog
  1. Cuối cùng, mua và cài đặt theme

    Đầu tiên bạn lên Themeforest và chọn theme mình muốn mua. Khi chọn theme bạn cần chú ý tới các yếu tố sau:

    • Dễ sử dụng

    • Rating (đánh giá) cao trên 4,5 sao

    • Tương thích với Plugin Woo Commerce (để tạo cửa hàng online) và có Elementor hoặc Visual composer, WP bakery (mấy cái plugin này để tự design trang đẹp)

    • Bản live demo (video trình chiếu thử) của theme đẹp

    • Có bản update (cập nhập) thường xuyên

    • Có các tính năng và thiết kế phù hợp với lĩnh vực của bạn

    soledad

    Sau đó bạn đăng nhập, vào mục Download để tải theme về. Chọn Installable WordPress file only (file zip).

    download-soledad

    Khi đã tải xong rồi, vào lại website. Ở cột bên trái, vào Appearance rồi Themes rồi Add new, sau đó tải file zip lên rồi cài theo hướng dẫn, xong thì nhấn Activate để kích hoạt.

    install-theme-soledad

    Tiếp đó vào theme (ở đây là Soledad) làm từng bước, cài đặt các Plugin, cài Demo của Theme, và cuối cùng cài đặt Theme style.

Bước 3: Nghiên cứu từ khóa và lập kế hoạch nội dung

Cách nghiên cứu từ khóa hiệu quả

Nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng giúp bạn biết được độc giả của mình đang tìm kiếm điều gì trên Internet. Nếu không sử dụng từ khóa phù hợp, bài viết của bạn có thể không bao giờ đến được với đối tượng mà bạn mong muốn. Các công cụ và phương pháp bạn có thể sử dụng để nghiên cứu từ khóa bao gồm:

  • Google: Sử dụng Google để gõ từ khóa liên quan đến chủ đề bạn định viết, sau đó xem các kết quả được đề xuất. Bạn có thể tham khảo phần "People Also Ask" hoặc các đề xuất ở cuối trang để tìm các từ khóa liên quan.

  • Google Trends: Công cụ miễn phí từ Google này giúp bạn xem xu hướng tìm kiếm của các từ khóa theo thời gian và khu vực. Điều này giúp bạn hiểu rõ chủ đề nào đang phổ biến và có thể khai thác.

  • Công cụ nghiên cứu từ khóa: Sử dụng các công cụ nghiên cứu từ khóa như Ahrefs Keyword Generator, Moz Bar, Keywords Everywhere, hoặc Google Keyword Planner để tìm từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng độ cạnh tranh thấp. Đây là các từ khóa mà blog của bạn có cơ hội xếp hạng tốt.

  • Cộng đồng mạng xã hội và diễn đàn: Lắng nghe các cuộc trò chuyện trên Facebook, Twitter, Quora, hoặc Reddit để tìm ra các câu hỏi, chủ đề được quan tâm. Bạn có thể sử dụng những thông tin này để tạo nội dung liên quan và thu hút người đọc.

  • Từ khóa dài (Long-tail keywords): Những từ khóa dài (thường là cụm từ chứa 4 từ trở lên) ít cạnh tranh hơn và thường dễ xếp hạng hơn cho các trang web mới. Ví dụ: thay vì nhắm mục tiêu từ khóa "máy chạy bộ," bạn có thể nhắm đến từ khóa dài hơn như "máy chạy bộ tốt nhất cho bà bầu."

google-keyword-planner

Nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng giúp bạn biết được nhu cầu của độc giả

Lập kế hoạch viết bài liên quan đến từ khóa

Sau khi đã có danh sách từ khóa tiềm năng, bạn cần lập kế hoạch để tối ưu hóa nội dung cho các từ khóa này. Dưới đây là các bước cơ bản:

  1. Phân loại từ khóa: Chia từ khóa của bạn thành hai loại: từ khóa thu hút lượng truy cập (traffic-building keywords) và từ khóa kiếm tiền (money-making keywords). Điều này giúp bạn dễ dàng hơn trong việc xác định mục tiêu của từng bài viết. Ví dụ, bài viết về "Ý tưởng trang trí phòng ngủ cho trẻ" là từ khóa thu hút lưu lượng truy cập, còn bài viết "Top 10 đồ chơi giáo dục cho trẻ" có thể là từ khóa kiếm tiền nếu bạn đặt liên kết tiếp thị.

  2. Lên lịch đăng bài: Khi bạn đã phân loại từ khóa, hãy lập lịch đăng bài đều đặn. Mỗi tuần, bạn có thể viết ít nhất 1 bài tập trung vào từ khóa thu hút lưu lượng truy cập và 1 bài viết hướng tới mục tiêu kiếm tiền. Sự đều đặn này giúp blog của bạn phát triển ổn định, và khi có đủ lượng bài viết, bạn sẽ dễ dàng xếp hạng tốt hơn.

  3. Cấu trúc bài viết: Khi lên kế hoạch viết bài, hãy nghiên cứu các bài viết trên trang đầu của Google với từ khóa bạn muốn nhắm đến. Nếu các bài đó đều là bài hướng dẫn, bạn cũng nên viết dưới dạng hướng dẫn. Nếu là bài dạng danh sách, bạn cũng nên cân nhắc viết theo dạng này để đáp ứng đúng ý định tìm kiếm của người đọc.

  4. Tập trung vào nội dung chất lượng: Đừng chỉ nhắm vào việc nhồi nhét từ khóa. Nội dung của bạn cần phải mang lại giá trị thực cho người đọc. Hãy đảm bảo rằng bài viết của bạn rõ ràng, dễ hiểu và chứa đựng thông tin mà độc giả thực sự cần.

lap-ke-hoach-viet-bai

Sau khi đã có danh sách từ khóa tiềm năng, bạn cần lập kế hoạch viết bài

Bước 4: Bắt đầu viết bài đăng blog

Cách viết nội dung hấp dẫn và chất lượng

Khi bạn bắt đầu viết bài cho blog, điều quan trọng nhất là nội dung phải hấp dẫn và mang lại giá trị thực sự cho người đọc. Dưới đây là một số cách để viết nội dung chất lượng:

  1. Tạo tiêu đề hấp dẫn: Tiêu đề là yếu tố đầu tiên thu hút người đọc. Một tiêu đề tốt phải rõ ràng, chứa từ khóa chính và khơi gợi sự tò mò.

    Hãy thử các kiểu tiêu đề như "Cách làm...", "10 Mẹo...", hoặc "Hướng dẫn chi tiết...". Đây là những dạng tiêu đề thường nhận được nhiều lượt nhấp chuột.

  2. Cấu trúc rõ ràng: Bài viết nên được chia nhỏ thành các đoạn văn ngắn, có tiêu đề phụ (H2, H3) để người đọc dễ dàng nắm bắt nội dung. Điều này không chỉ tốt cho người đọc mà còn giúp Google hiểu được cấu trúc bài viết của bạn, cải thiện SEO.

  3. Cung cấp thông tin giá trị: Người đọc tìm đến blog của bạn để giải quyết vấn đề hoặc tìm câu trả lời cho thắc mắc. Hãy đảm bảo rằng nội dung của bạn không chỉ trả lời câu hỏi mà còn cung cấp thêm giá trị bổ sung, như mẹo, kinh nghiệm thực tế hoặc các nguồn tham khảo hữu ích.

  4. Kết hợp từ khóa một cách tự nhiên: Trong quá trình viết, hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng từ khóa một cách hợp lý và tự nhiên. Tránh việc nhồi nhét từ khóa vì điều này có thể gây khó chịu cho người đọc và ảnh hưởng đến thứ hạng SEO.

  5. Chèn hình ảnh và phương tiện: Hình ảnh, biểu đồ, hoặc video có thể giúp tăng tính tương tác và minh họa nội dung rõ ràng hơn. Đừng quên sử dụng các hình ảnh có chất lượng cao và tối ưu kích thước để không làm chậm tốc độ tải trang.

  6. Kết bài mạnh mẽ: Cuối bài viết, hãy đưa ra lời kêu gọi hành động (Call to Action - CTA), khuyến khích người đọc bình luận, chia sẻ bài viết hoặc thực hiện một hành động cụ thể (như đăng ký nhận bản tin).

noi-dung-chat-luong

Điều quan trọng nhất là nội dung phải hấp dẫn và mang lại giá trị thực sự cho người đọc

Lịch trình đăng bài đều đặn

Việc đăng bài đều đặn không chỉ giúp giữ chân độc giả mà còn tạo ra thói quen cho bạn trong việc sản xuất nội dung. Đây là cách lập kế hoạch đăng bài hiệu quả:

  1. Bắt đầu với lịch trình khả thi: Nếu bạn mới bắt đầu, hãy đặt mục tiêu nhỏ nhưng thực tế, chẳng hạn như viết 1-2 bài/tuần. Điều này giúp bạn không cảm thấy quá áp lực mà vẫn đảm bảo duy trì được nhịp độ viết.

  2. Lên lịch đăng bài cố định: Chọn một hoặc hai ngày trong tuần để đăng bài đều đặn. Điều này giúp người đọc của bạn biết được khi nào có bài viết mới để quay lại đọc thường xuyên.

  3. Sử dụng công cụ lên lịch: Hầu hết các nền tảng blog (như WordPress) đều có tính năng lên lịch đăng bài. Bạn có thể viết trước và lên lịch để bài viết tự động được xuất bản vào thời gian bạn chọn, giúp tiết kiệm thời gian và giữ cho blog hoạt động đều đặn.

  4. Lưu ý đến chất lượng hơn số lượng: Đừng chỉ tập trung vào việc đăng thật nhiều bài viết. Điều quan trọng là mỗi bài viết phải mang lại giá trị cho độc giả. Một bài viết chất lượng sẽ có tác động lớn hơn so với nhiều bài viết sơ sài.

  5. Duy trì tính nhất quán: Nếu bạn bận rộn hoặc có tuần không thể viết được bài mới, hãy cân nhắc việc lên lịch viết trước vài bài để tạo sẵn "kho bài viết" cho những tuần bận rộn.

lich-trinh-dang-bai

Hãy lên lịch trình đăng bài đều đặn để giữ chân độc giả

Bước 5: Kiếm tiền từ blog

Sau khi blog của bạn đã có lượng truy cập ổn định, bạn có thể bắt đầu tận dụng để kiếm tiền từ blog thông qua nhiều phương thức khác nhau. Các chiến lược phổ biến bao gồm quảng cáo, tiếp thị liên kết, và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng bạn.

Quảng cáo và Google Adsense

Một trong những cách kiếm tiền phổ biến nhất với blog là hiển thị quảng cáo. Bạn có thể sử dụng Google Adsense để dễ dàng đặt quảng cáo lên blog của mình.

Google Adsense là một chương trình quảng cáo tự động, trong đó Google sẽ đặt quảng cáo liên quan đến nội dung của blog bạn và trả tiền cho bạn dựa trên số lượt nhấp vào quảng cáo hoặc lượt hiển thị.

Lợi ích của Google Adsense:

  • Tự động: Google sẽ tự động đặt quảng cáo phù hợp với nội dung của bạn.

  • Dễ dàng tích hợp: Bạn không cần phải tìm kiếm các nhà quảng cáo riêng lẻ.

  • Thanh toán nhanh chóng: Bạn sẽ nhận được tiền mỗi khi số tiền trong tài khoản đạt đến một ngưỡng nhất định (thường là $100).

Tuy nhiên, để đạt được thu nhập ổn định từ Adsense, blog của bạn cần có lượng truy cập lớn, vì thu nhập phụ thuộc vào lượt nhấp và lượt hiển thị quảng cáo.

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Tiếp thị liên kết là một trong những chiến lược phổ biến nhất để kiếm tiền từ blog. Bạn sẽ kiếm tiền bằng cách giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của người khác thông qua các liên kết đặc biệt. Khi độc giả nhấp vào liên kết đó và thực hiện mua hàng, bạn sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp.

tiep-thi-lien-ket

Tiếp thị liên kết là một trong những chiến lược phổ biến nhất để kiếm tiền từ blog

Các loại bài viết hiệu quả cho tiếp thị liên kết:

  • Bài đánh giá sản phẩm: Viết bài review về các sản phẩm bạn đã sử dụng, kèm theo liên kết tiếp thị liên kết.

  • Hướng dẫn sử dụng: Viết các bài hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng sản phẩm, và chèn liên kết tiếp thị.

  • Bài viết dạng danh sách: Tạo các bài viết như "Top 10 sản phẩm tốt nhất cho...," giúp dễ dàng giới thiệu nhiều sản phẩm khác nhau và tăng khả năng kiếm hoa hồng.

Lưu ý quan trọng: Khi làm tiếp thị liên kết, hãy minh bạch với độc giả của mình bằng cách thông báo rằng bài viết có chứa liên kết tiếp thị.

Bán sản phẩm/dịch vụ cá nhân

Khi blog của bạn đã có lượng độc giả trung thành, việc bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng bạn có thể mang lại thu nhập đáng kể.

Các loại sản phẩm phổ biến:

  • Sản phẩm kỹ thuật số: Ebook, khóa học online, hoặc mẫu thiết kế có thể bán trực tiếp trên blog của bạn. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm kỹ thuật số của mình trong cửa hàng trên blog Lammetudo.

  • Sản phẩm vật lý: Bạn cũng có thể bán các sản phẩm handmade hoặc hàng hóa khác thông qua blog.

  • Dịch vụ cá nhân: Nếu bạn có chuyên môn trong một lĩnh vực nào đó, bạn có thể cung cấp dịch vụ tư vấn, coaching, hoặc thiết kế.

san-pham-ky-thuat-so

Bạn có thể bán các sản phẩm kỹ thuật số trực tiếp trên blog của mình

Bằng cách bán sản phẩm và dịch vụ của chính mình, bạn có quyền kiểm soát hoàn toàn về giá cả, chất lượng và quy trình bán hàng. Điều này giúp tăng mức thu nhập và giảm sự phụ thuộc vào các nguồn doanh thu bên ngoài.

Lời kết

Mình hy vọng bài viết này đã giúp bạn hình dung một cách rõ ràng hơn về cách tạo blog kiếm tiền. Nếu có gì còn chưa rõ, đừng ngại gửi cho mình một email nhé! Mình rất vui được hỗ trợ và chia sẻ thêm nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào.

Và hãy cứ tin tưởng rằng, ai cũng từng bắt đầu từ đâu đó, và hành trình nào cũng đáng giá khi bạn dám bước đi.

Back to Blog