ChatGPT – Công cụ tối ưu cho kiếm tiền online hiệu quả

by Hoang Lan Phuong
ung-dung-chatgpt-trong-kiem-tien-online

ChatGPT là công cụ tối ưu cho việc kiếm tiền online. Nó có nhiều công dụng và lợi ích, giúp tìm ngách, lên kế hoạch, xây dựng nội dung hấp dẫn và tối ưu SEO. Với ChatGPT, việc kiếm tiền online trở nên hiệu quả và tiện lợi hơn bao giờ hết. Trong bài viết này, mình sẽ minh họa cách ứng dụng ChatGPT trong kiếm tiền online bằng một ví dụ cụ thể của bản thân:

  • Làm thế nào để mình, với sự hỗ trợ của ChatGPT, tìm ra ngách “du lịch gia đình”?
  • Mình nhờ nó lên kế hoạch kiếm tiền với ngách này như thế nào?
  • Các kênh sẽ triển khai và lộ trình từng kênh ra sao?
  • Xây dựng nội dung cho từng kênh?
  • Viết các loại content từ blog đến mạng xã hội?

1. Tìm ngách

Để bắt đầu, mình nêu bối cảnh (kinh nghiệm, sở trường, sở thích,…) sau đó nhờ ChatGPT gợi ý ngách.

ChatGPT liệt kê ra các ngách mình có thể làm:

Mình quyết định chọn ý tưởng thứ 2 mà ChatGPT gợi ý: “Du lịch gia đình”

Tiếp đó, mình tra cứu lại ý tưởng trên mạng để xem khả năng kiếm tiền của ngách

Có vẻ ổn, rất nhiều hướng kiếm tiền cho ngách “du lịch gia đình”.

2. Lên kế hoạch kiếm tiền

Tiếp theo, mình sẽ nhờ ChatGPT lên kế hoạch kinh doanh tổng quát, bao gồm: doanh thu, chi phó, nội dung, kênh marketing.

ChatGPT liệt kê rất chi tiết luôn:

Mình sẽ hỏi chi tiết vào từng phần trong kế hoạch kinh doanh

Ví dụ, phần doanh thu, nói cụ thể hơn về cách kiếm tiền qua hình thức affiliate

Enter, thế là có phần giải thích kỹ cho mình về cách kiếm tiền này

Mình tiếp tục hỏi thêm về các đối tác kiên kế phù hợp, ChatGPT cũng liệt kê chục cái tên cho mình luôn

Cuối cùng, mình chọn lọc những thông tin phù hợp đưa vào kế hoạch triển khai

3. Lên kế hoạch xây kênh

Ở phần kế hoạch kiếm tiền, ChatGPT gợi ý cho mình 4 kênh marketing sẽ triển khai, bao gồm: SEO, mạng xã hội, email marketing, quảng cáo. Mình quyết định sẽ dùng 3 cái đầu tiên, không chạy quảng cáo.Tiếp theo, mình sẽ nhờ ChatGPT lên kế hoạch chi tiết lộ trình phát triển các kênh này.

Tèn ten, và đây là kết quả.

Nhưng mà nhiều kênh nhiều việc quá, không biết bắt đầu từ đâu. Vậy nên, mình tiếp tục hỏi thêm ChatGPT về thứ tự ưu tiên các công việc, nên làm gì trước làm gì sau. Và một lần nữa, ChatGPT lại vẽ ra con đường cho mình.

4. Lên kế hoạch nội dung cho kênh

Ở phần kế hoạch kiếm tiền, ChatGPT đã gợi ý các tuyến nội dung trên blog ngách “du lịch gia đình” gồm có:

  • Hướng dẫn du lịch
  • Kinh nghiệm cá nhân
  • Đánh giá và so sánh
  • Gợi ý lịch trình

Giờ mình sẽ dùng ChatGPT để lên 20 ý tưởng content (mỗi tuyến 5 ý tưởng) cho: Blog, mạng xã hội và email marketing, đầu tiên là ý tưởng trên blog:

Tiếp đến là trên FB và Insta:

Cuối cùng là email marketing:

Tuy nhiên, có một vấn đề đó là, nếu mỗi kênh làm một kiểu thì rất tốn thời gian và công sức. Vì vậy, mình tiếp tục hỏi ChatGPT xem có cách nào để tái sử dụng nội dung giữa các kênh, ví dụ blog cho FB, Insta và email marketing. Và tèn ten, ChatGPT lại vạch ra cho mình một chiến lược rất cụ thể:

5. Viết blog và content SEO

Ở phần này, mình sẽ hướng dẫn bạn sử dụng ChatGPT để viết một bài SEO trên blog hoàn chỉnh. Mình sẽ bắt đầu với 1 bài viết đã được gợi ý từ phần 4, “Hướng dẫn du lịch Sapa: Top 10 điểm tham quan và hoạt động tại Sapa.”

Đối tượng mục tiêu ở đây là các gia đình có con nhỏ. Mình sẽ nhờ ChatGPT xác định mục tiêu của bài viết.

Xong mục tiêu, kế đến là xác định từ khóa:

Kết hợp với extension Keyword Everywhere trên Google, mình quyết định từ khóa là “du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm), đây là 1 từ khóa dài, có lượng tra cứu tương đối và mức độ cạnh tranh thấp.

Tiếp theo là tiêu đề:

Tiêu đề “Hướng dẫn du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm: Top 10 hoạt động hấp dẫn cho chuyến đi đáng nhớ!” có vẻ hay nhất, mình quyết định sẽ chọn tiêu đề này.

Tiếp theo là đến phần mô tả ngắn gọn cho bài viết:

Rồi, đến phần quan trọng nhất rồi đây, dàn ý cho bài viết. Tèn ten, cả một dàn ý chi tiết luôn.

Sau khi có dàn ý, mình yêu cầu ChatGPT viết từng đoạn giúp mình.

Các phần khác mình cũng làm tương tự như vậy, cuối cùng mình có một bản nháp của bài blog.

Tiếp theo sẽ là bước sửa đổi và biên tập, thêm những chi tiết riêng của mình để cá nhân hóa bài viết.

Xem thêm bài viết: BÍ QUYẾT ĐỂ TẠO NỘI DUNG VỚI CHATGPT VỪA ĐỘC ĐÁO VỪA CÁ TÍNH

6. Viết content MXH dạng storytelling

Trong phần này, mình sẽ hướng dẫn bạn viết content mạng xã hội dạng “storytelling”. Mà ví dụ cụ thể ở đây là content trên facebook cho chính bài blog đã viết ở phần trên “Hướng dẫn du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm: Top 10 hoạt động đáng nhớ”

Đầu tiên mình hỏi nó có biết content dạng “storytelling” là gì không?

Sau đó mình yêu cầu nó viết bài đăng trên facebook dạng storytelling cho bài blog ở tập trước “Hướng dẫn du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm: Top 10 hoạt động đáng nhớ”. Nó viết đúng dạng bài đăng trên facebook luôn, độ dài vừa phải, icon đủ kiểu, và tất nhiên, đúng kiểu chia sẻ câu chuyện, hành trình.

Tuy nhiên mình vẫn thấy dài, nên mình yêu cầu nó viết ngắn lại, khoảng 500 từ thôi.

Thêm một yêu cầu nữa, viết lại theo giọng văn hài hước, gần gũi hơn, có đưa thêm nhiều tính từ, và tèn ten, một content đầy cảm xúc ra đời.

7. Viết content MXH dạng chia sẻ kinh nghiệm

Tương tự phần 6, đầu tiên mình cũng hỏi ChatGPT có biết content dạng chia sẻ kinh nghiệm là gì không?

Sau đó mình yêu cầu: Hãy viết cho tôi một bài đăng trên facebook dạng “chia sẻ kinh nghiệm” cho bài blog “Hướng dẫn du lịch Sapa 3 ngày 2 đêm: Top 10 hoạt động đáng nhớ” bên trên.

Kết quả sau lần viết ngắn lại, khoảng 500 từ và viết lại theo giọng văn hài hước, gần gũi hơn, có đưa thêm nhiều tính từ cảm xúc như bên dưới:

8. Tìm kiếm vấn đề/nỗi đau/mong muốn + Viết content dạng vấn đề – giải pháp

Ở phần này mình sẽ hướng dẫn bạn sử dụng ChatGPT để tạo nên một content dạng vấn đề – giải pháp sao cho nhanh và hiệu quả. Đầu tiên, mình nhờ ChatGPT liệt kê ra 10 vấn đề mà đối tượng mục tiêu của mình (ở đây là các gia đình có con nhỏ) thường gặp phải. Nó liệt kê ra một loạt, nhiều cái mình còn không nghĩ đến luôn.

Tiếp theo, với mỗi vấn đề, mình sẽ yêu cầu nó phân tích TẠI SAO và đưa ra GIẢI PHÁP. Nó cũng phân tích rất đầy đủ và chi tiết.

Cuối cùng, viết bài đăng FB hoàn chỉnh dạng vấn đề – giải pháp. Nó viết đúng kiểu bài đăng FB, độ dài vừa phải, nhiều icon, và tất nhiên, đúng dạng vấn đề – giải pháp.

Hy vọng bài viết trên đây của mình có thể giúp bạn tận dụng được phần nào sức mạnh của ChatGPT trong kiếm tiền online, từ đó giảm thiểu thời gian, công sức đồng thời mang lại hiệu quả công việc cao hơn.

You may also like

Leave a Comment

ebook-me-bim-viet-blog-kiem-tien-insta