con-om

Bạn có con ốm thường xuyên? Đừng bỏ qua bài viết này!

September 27, 20227 min read

Con mình gần 3 tuổi, số lần ốm chưa bằng số ngón tay trên một bàn tay, cũng chưa từng dùng đến 1 viên thuốc kháng sinh.

Tuy ít ốm thế nhưng mỗi lần ốm đều để lại cho mình những "ám ảnh". Là những lần thức đêm lau người cho con, lo sốt vó khi nhiệt độ lên cao quá, hay xót xa khi thấy con tắc mũi không thở được. May sao đã tự trang bị kiến thức nên mình vẫn vượt qua được những khó khăn, bất an đó.

Trong bài viết này mình sẽ sẻ với các bạn một số điều đã học được và kinh nghiệm xử lý khi con ốm, mong rằng sẽ giúp được bạn lúc nào đó.

Vì sao trẻ con hay ốm?

Do hệ thống miễn dịch còn non nớt

Có phải vì trẻ con yếu hơn người lớn không? Không hề nhé! Trên thực tế, trẻ đang trong giai đoạn được tạo hóa dành cho năng lực thích ứng nên khỏe hơn người lớn rất nhiều.

Vậy thì tại sao? Câu trả lời ở đây là "do hệ thống miễn dịch".

Trong bụng mẹ và khi mới sinh ra đời, em bé nhận hệ miễn dịch "thụ động", "không đặc hiệu" từ mẹ. Thụ động có nghĩa là trong bụng thì thông qua dây rốn bánh nhau, còn sinh ra thì thông qua bú sữa mẹ.

Còn không đặc hiệu có nghĩa là đây chỉ là kháng thể chung cho tất cả các loại, chứ không đặc hiệu với từng loại virus vi khuẩn khác nhau.

Vì vậy, trong quá trình lớn lên, em bé nếu gặp những virus vi khuẩn lạ với cơ thể mình, nhưng lại chưa có kháng thể để chống lại nó, thì sẽ dễ bị nhiễm bệnh. Đó là lý do em bé cần phải phát triển nhanh chóng hệ miễn dịch "chủ động, "đặc hiệu".

Do đa quần thể, môi trường ô nhiễm hơn

Em bé ngày xưa ở trong quần thể, thích ứng với bấy nhiêu con virus vi khuẩn ở quê mình là xong. Em bé ngày nay cũng vẫn ở trong quần thể nhưng bố mẹ em bé lại đi công tác nơi khác (sang quần thể khác), đem virus vi khuẩn về nhà, em bé lai tạo con virus vi khuẩn đó sang chủng mới rồi lại lây cho em bé khác ở nhà trẻ, tạo ra loại virus vi khuẩn cứng đầu hơn.

Ngoài ra, môi trường ngày nay quá ô nhiễm, không còn sạch như ngày xưa, bao gồm cả ô nhiễm không khí, môi trường nước, thực phẩm cũng khiến cho em bé dễ bị ốm hơn.

Cộng thêm sự thiếu hiểu biết của bố mẹ

Còn một nguyên nhân nữa là sự thiếu hiểu biết của bố mẹ, hơi tí là đè con ra rửa mũi, cho đi truyền dịch, uống kháng sinh,...

Để mình kể cho bạn về lần đầu tiên khi nhìn thấy con mũi dãi thòng lòng. Khi đó mình đã rất lo. Thấy con thở khổ sở, mình mua dụng cụ về dể hút mũi, một người giữ đầu, một người hút, con gào khóc thảm thương. Mãi sau này mình mới hiểu:

  • Nước mũi trong là dịch tiết của cơ thể gây bất hoạt virus để chúng không lan rộng, và chỉ hút ra nếu con khó thở, chứ không nên rửa thường xuyên

  • Nước mũi xanh và đờm đặc là xác virus bị dịch thể và kháng thể tiêu diệt với số lượng lớn.

  • Sốt là phản ứng tiếp theo của cơ thể, nâng nhiệt để nấu chín bọn virus này, vì vậy không nên hạ sốt cho con quá sớm để cơ thể con có cơ hội tạo kháng thể chống lại virus.

Và kể từ đó về sau, khi con mũi dãi thòng lòng, từ khi trong thành xanh lè rồi ho có đờm đặc, mình cũng kiên quyết không rửa mũi cho con, chỉ hút ra bớt nếu con khó thở quá.

"Con ốm là để khỏe" có đúng không?

Ngoài những cha mẹ dùng thuốc vô tội vạ cho con, thì lại có những cha mẹ “để con được ốm”. Chúng ta cần hiểu đúng câu nói này, để con được ốm không phải là không phải là bỏ mặc con. Ốm không bao giờ là tốt cả, cơ thể mệt mỏi, cả nhà lo lắng.

"Trẻ ốm là để khỏe!" Câu này chỉ đúng khi nếu cha mẹ biết hành động cho đúng.

Vậy con ốm thì bố mẹ cần làm gì?

Không nhất thiết phải đi bệnh viện và dùng kháng sinh

Có ai là thích đến bệnh viện cơ chứ? Vừa mất tiền, vừa mất thời gian, lại còn bị bác sĩ mắng, vân vân và vân vân. Con thì bị đè ra nằm ghép vì bệnh viện quá tải, tiêm truyền, lấy máu, uống kháng sinh, nhờn thuốc,…

Đáng sợ nhất là nhiễm khuẩn chéo những chủng virus vi khuẩn mới, lại còn là những chủng kháng kháng sinh. Cơ thể con lại đang yếu, sức khỏe cạn kiệt nên cực kỳ dễ bị tấn công.

Kháng sinh cũng vậy, ngày nay chúng ta sử dụng kháng sinh quá nhiều trong những trường hợp không cần thiết, và cả trong những thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày đều có dư lượng kháng sinh, dẫn đến nhờn thuốc kháng sinh.

Trên thực tế, không nhất thiết các trường hợp ốm sốt phải đi bệnh viện, vì trên 60% em bé ốm sốt là do virus, thuốc kháng sinh hay bệnh viện đều không giúp được, mà chỉ có kháng thể mới cứu được thôi.

Từ khóa là "tăng sức đề kháng"

Áp dụng trong cả phòng bệnh và chữa bệnh nha:

  • Bổ sung những khoáng chất, vitamin thiết yếu, ưu tiên vitamin C. Tất cả kháng thể đều có nguồn gốc từ các acid amin thiết yếu do đó cần tăng cường rau, trái cây, nước ép trong chế độ ăn và bổ sung vitamin C.

    Lưu ý nên bổ sung vitamin C buổi sáng hoặc trưa, không nên uống lúc chiều tối sẽ kích thích đi tiểu hoặc khó ngủ.

  • Ngoài ra cho con vận động, tốt nhất là ở ngoài trời và có ánh nắng. Vận động sẽ kích thích sản sinh ra kháng thể cực kỳ mạnh.

Trên 60% em bé sốt là do virut, làm virus chậm khởi phát nhất có thể

Virus xâm nhập vào cơ thể thì 15 ngày sau mới có kháng thể, cho nên khi bị nhiễm virus, càng chậm khởi phát càng tốt. Mình vẫn ưu tiên dùng các phương thuốc dân gian như ông cha ta, vừa hiệu quả, lại vừa lành tính cho con:

  • Nếu ngày xưa các bà hay nấu nồi lá xông gồm các loại lá thơm có tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, sả chanh... thì ngày nay mình không cần đi hái lá mà chỉ cần chuẩn bị một lọ tinh dầu (nhớ là nguyên chất).

    Mình thích Tinh dầu của Cửa sổ vàng tổng hợp hẳn 11 loại tinh dầu, xông ít nhất 1 ngày 1 lần nhất là những lúc nghẹt mũi.

  • Hay như hồi trước ông bà nấu cháo giải cảm cho các loại rau thơm như kinh giới, tía tô... vào thì bây giờ con có dấu hiệu sụt sịt sổ mũi, hắt xì hơi ho hen là mình dập dịch ngay bằng cách pha tí Thanh lương thảo (thành phần chính lá tía tô) ăn kèm cháo hoặc uống kèm nước ấm nóng.

  • Hay giảm nhiệt độ bằng cách dùng nhọ nồi, diếp cá... thì mình cho con dùng gói hạ sốt và giải độc thảo dược Thiệt thanh thảo 1-2 gói/ngày

  • Ngoài ra giữ thân nhiệt cho con, không để cơ thể nhiễm lạnh.

  • Trong trường hợp con lâu khỏi thì cần đưa con đi khám vì có thể có ổ nhiễm trùng ở tai, ổ viêm ở họng, và sức đề kháng kém.

Cuối cùng, thái độ của bố mẹ cũng rất quan trọng. Bình an, hành động đúng và động viên con, rồi mọi chuyện sẽ ổn cả thôi.

Chúc các bố mẹ và em bé có thể cùng nhau vượt qua khoảng thời gian giao mùa dễ lây lan dịch bệnh này dễ dàng. Bài viết có sử dụng những kiến thức từ livestream "Nỗi sợ con ốm và đi viện" của chuyên gia, bác sĩ Nguyễn Duy Cương, người sáng lập ra Cửa sổ vàng.

Bạn cũng có thể tham gia khóa học Cửa sổ vàng chuyên sâu để có phương pháp nuôi dạy con tốt hơn. Đừng quên like và chia sẻ nếu bạn thấy bài viết hữu ích nha.

Back to Blog